Translated Books

We continually collect and provide bibliographic information on overseas publications of Korean literature (translated into over 48 languages).

Vietnamese(Tiếng Việt) Book Available

NHỮNG KỲ NỮ TRONG THƠ CA ĐÔNG Á (TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN - KOREA - VIỆT NAM)

About the Books

Author
HWANG CHINI
Co-Author
-
Translator
Phan Thị Thu Hiền
Publisher
NHà Xuất bản Văn hóa-Văn nghệ
Published Year
2014
Country
VIET NAM
Classification

KDC구분 > literature > Korean Literature

Original Title
동아시아 시의 여성 (중국 - 일본 - 한국 - 베트남)
Original Language

Korean(한국어)

Romanization of Original
Dongasia siui yeoseong (junggung - ilbon - hangung - beteunam)
ISBN
9786046811558
Page
156
Volume

About the Author

  • Hwang Chini
  • Birth : 1506 ~ 1544
  • Occupation : Poet
  • First Name : Chini
  • Family Name : Hwang
  • Korean Name : 황진이
  • ISNI : 0000000063399873
  • Works : 21
About the Original Work
Descriptions
  • Vietnamese(Tiếng Việt)

Sách này như một bộ tranh tứ bình thể hiện chân dung bốn kỳ nữ lừng danh trong văn chương Đông Á qua những đường nét, màu sắc thơ ca của chính họ: Tiết Đào, Ono no Komachi, Hwang Jin Yi, Hồ Xuân Hương.

Mà kỳ nữ, các nàng là ai?

Tiết Đào là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất đời Đường, Trung Quốc. Ono no Komachi là một trong Lục ca tiên thời Heian, Nhật Bản. Hwang Jin Yi được tôn xưng là “Thi tiên” của Korea thời Choseon. Hồ Xuân Hương lừng danh “Bà Chúa Thơ Nôm” của Việt Nam, hậu kỳ trung đại[1]. Không chỉ sáng chói trong thời họ sống, các nàng thuộc về những nhà thơ nữ vĩ đại nhất mọi thời đại của dân tộc mình.

Về nhan sắc, thực sự nổi danh chắc chỉ có Ono no Komachi, người đã trở thành biểu tượng vẻ đẹp người nữ muôn đời của xứ sở Phù Tang, dù các nàng kia, qua giai thoại cũng như qua thơ ca của những văn nhân mê đắm họ, ở những mức độ khác nhau, đều là những giai nhân.

Hơn rất nhiều so với vẻ đẹp nhan sắc, họ nổi danh về cuộc sống tình ái, hay ít nhất là những quan hệ lứa đôi hết mực phóng khoáng. Tiết Đào, Hwang Jin Yi thực sự là kỹ nữ / nghệ nữ. Với hai nàng còn lại, không có bằng chứng về tư cách nghề nghiệp như vậy, tuy nhiên, phong vị “lá gió cành chim” có lẽ chẳng phải không phảng phất trong giai thoại trăm đêm cùng những bài thơ gợi cảm của Ono no Komachi hay trong bài từ “Xuân Đình Lan điệu” nồng nã của Hồ Xuân Hương.

Tiết Đào (768 – 831), Ono no Komachi (825 – 900), về cơ bản, sống vào thời hoàng kim của chế độ phong kiến trong khi đến Hwang Jin Yi (1506 – 1544), Hồ Xuân Hương (cuối tk XVIII – đầu tk XIX), chế độ phong kiến có những chuyển biến quan trọng hoặc đã đi đến chặng cuối suy tàn. Cùng trong bối cảnh khu vực văn hóa Nho giáo, tuy nhiên, thời Đường của Tiết Đào hài hòa “Tam giáo đồng nguyên”, thời Heian của Ono no Komachi tương đối dịu dàng với Phật giáo thống lĩnh, trong khi đó, thời Choseon của Hwang Jin Yi lại là Tống Nho ngự trị, hậu kỳ trung đại của Hồ Xuân Hương thì đã bắt đầu những ảnh hưởng văn hóa thị dân trong lòng xã hội phong kiến già nua. Trong tương quan bốn nước, có thể nói Tống Nho Korea cứng rắn, nghiêm ngặt nhất (“đến mức làm sửng sốt cả những môn đệ của Khổng tử”), còn Nho giáo Việt Nam trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á nhìn chung dân chủ, bình đẳng hơn.

Sống trong xã hội phong kiến, dù hoàn cảnh thời đại, gia đình, tư chất cá nhân khác nhau, cả bốn nàng, đều là những người phụ nữ “ra ngoài khuôn phép”, đi ngược lại quy chuẩn chung, thậm chí, đều ít nhiều “phản nghịch”. Người phụ nữ thời phong kiến tuân thủ tam tòng, không ra khỏi cửa nhà, còn các nàng lại tự do nơi không gian xã hội, tự do giao tiếp với những người đàn ông. Những phụ nữ bình thường chỉ được dạy Công - Dung - Ngôn - Hạnh, không được khuyến khích nâng cao học vấn cũng như bị cấm đoán đối với các nghệ thuật (mà theo định kiến) có thể làm người ta xa rời phép tắc đạo đức, còn các nàng lại có cơ hội trau dồi và thể hiện tài năng rực rỡ Cầm - Kỳ - Thi - Họa… Những phụ nữ bình thường cam chịu thân phận thụ động, thấp kém trước người đàn ông, còn các nàng, dù ở bậc thang xã hội hèn mạt nhất nhưng lại quan hệ thân mật, xướng họa thơ ca, trao đổi thư từ, tri âm tri kỷ với những nho sĩ quý tộc thượng lưu, thậm chí, những học giả, văn nhân nổi tiếng nhất đương thời. Những phụ nữ bình thường chấp nhận hôn nhân như con đường của bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ, còn các nàng, trong khi thường không có một mái ấm gia đình trọn vẹn, lâu bền, thậm chí, không chồng, không con, cô lẻ nhưng lại chiếm lĩnh tình yêu của những người đàn ông hào hoa nhất, những khoảnh khắc đắm say lãng mạn, thăng hoa nhất.

Ở các nước Đông Á phong kiến, văn chương, nhất là văn chương chữ Hán, thuộc độc quyền đàn ông. Người phụ nữ bị đẩy ra “bên lề”, bị biến thành “vô hình”, “vô thanh”. Tiết Đào, Ono no Komachi, Hwang Jin Yi, Hồ Xuân Hương, qua thơ ca, giành lấy quyền “tự hát” những nỗi niềm cá nhân, giành lấy quyền cất lên tiếng nói của giới mình, đối thoại và phản kháng với giọng thống lĩnh nam giới.

Rốt cuộc, kỳ nữ, họ là ai?

Được say đắm do Nhan sắc, Yêu đương, họ là Đàn bà.

Tài và Tình nâng họ thành Giai nhân tri âm tri kỷ với bậc Tài tử.

URL: http://www.minhkhai.com.vn/store2/index.aspx?q=view&isbn=9786046811558

LTI Korea Library Holdings1

No. Call No. Location Status Due Date
1 베트남 813.82 황진이 동-PhaT LTI Korea Library Available -